Chứng Nhận SGS Là Gì?

SGS là gì? 

Chứng nhận sgs là gì?

SGS là viết tắt của từ gì? SGS là chữ viết tắt của Société Générale de Surveillance SA. Tổ chức này được thành lập vào năm 1878, có trụ sở chính đặt tại Thụy Sỹ. SGS được biết đến như là công ty kiểm định và chứng nhận hàng đầu thế giới. Đây cũng là biểu tượng toàn cầu cho chất lượng và sự chính trực với hơn 95.000 nhân viên. Bao gồm các nhà khoa học, kỹ sư, bác sĩ, nhà hóa học, chuyên viên đánh giá và giám định viên.

Vài nét về vai trò và đối tượng của SGS

Tổ chức hoạt động qua mạng lưới với 2.400 văn phòng và phòng thí nghiệm trên toàn thế giới. Dịch vụ cốt lõi của tổ chức SGS được chia thành 4 loại:

Kiểm định

SGS cung cấp dịch vụ kiểm định và xác minh hàng đầu thế giới. Nó bao gồm kiểm tra tình trạng và trọng lượng hàng hóa giao dịch tại điểm trung chuyển, kiểm soát số lượng và chất lượng. Sản phẩm có chứng nhận SGS sẽ đáp ứng tất cả các yêu cầu pháp lý có liên quan ở các khu vực và thị trường khác nhau.

Thử nghiệm

SGS có mạng lưới thử nghiệm trên toàn cầu. Các giám định viên am hiểu và giàu kinh nghiệm. Điều này giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro, rút ​​ngắn thời gian ra thị trường. Đồng thời, đảm bảo chất lượng, an toàn cũng như hiệu suất của sản phẩm.

Chứng nhận

Tổ chức SGS cho phép doanh nghiệp chứng minh sản phẩm, quy trình, hệ thống hoặc dịch vụ của chính doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định quốc gia hoặc quốc tế hoặc tiêu chuẩn do khách hàng xác định, thông qua chứng nhận.

Xác minh

Tổ chức SGS đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp tuân thủ các tiêu chuẩn toàn cầu cũng như các quy định của địa phương.

Chứng nhận quốc tế SGS đáng tin cậy vì được thực hiện bởi công ty giám định có quy mô toàn cầu. Vì vậy, sản phẩm đạt được giấy chứng nhận SGS là tiền đề đảm bảo sự bền vững cho bất kỳ thương hiệu nào. Nhất là trong giao dịch thương mại quốc tế, vai trò “bên thứ ba độc lập”. Do đó, việc cung cấp các loại giấy chứng nhận như SGS rất quan trọng.

Các tiêu chí để đạt được chứng nhận SGS

Các tiêu chí để đạt được chứng nhận SGS

Tiêu chuẩn SGS cấm 6 loại hóa chất đặc biệt nguy hiểm đối sức khỏe con người và môi trường. Đó là:

Cadmium (Cd)

Cadimi gây ra nhiều tổn thương với sức khỏe con người như: Viêm mũi, giảm khứu giác, mất khứu giác, gây ra rối loạn chuyển hóa canxi, …

Ngoài ra, các nghiên cứu khác cũng cho rằng cadimi còn có thể gây ra các bệnh ung thư thận và tuyến tiền liệt. Cơ quan nghiên cứu quốc tế về ung thư đã xếp cadimi và các hợp chất của cadimi là chất gây ung thư nhóm 1.

Thuỷ ngân 

Thủy ngân được xem là một chất rất độc. Khi tiếp xúc với cơ thể, thủy ngân được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô bao gồm bộ não. Khi tiếp xúc lâu dài sẽ dẫn đến những hiện tượng nghiêm trọng hơn như mất ngủ, mệt mỏi, run rẩy, mất khả năng điều hòa vận động, thay đổi tính cách, mất trí nhớ, giảm cân, căng thẳng tâm lý …

Chì 

Phơi nhiễm chì ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của trẻ em gây nên tình trạng giảm trí thông minh (IQ). Thay đổi hành vi như giảm sự chú ý, tăng hành vi chống đối và giảm trình độ học vấn. Phơi nhiễm chì cũng gây nên các bệnh thiếu máu, cao huyết áp, suy thận, gây độc cho các cơ quan sinh sản. Những ảnh hưởng này lên hệ thần kinh và hành vi được cho là không thể thay đổi và chưa tìm được phương pháp điều trị.

Hexavalent Chromium hoá trị 6

Crom-6 được biết là một trong những chất gây ra ung thư ở động vật và con người. Chúng gây ra những tổn thương về gan và vấn đề sinh sản với người lớn. Và với hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ thì những rủi ro có thể cao hơn. 

PBBs (Biphenyl polybrominated)

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có lượng PBB cao sẽ dễ mắc bệnh béo phì. Và mắc những chứng bệnh khác như buồng trứng đa nang, sanh non khi mang thai, hen suyễn, ảnh hưởng đến chức năng gan. Nghiêm trọng hơn còn ảnh hưởng đến việc suy giảm chức năng miễn dịch. Từ đó làm cho lượng hoocmôn tuyến giáp bất thường và các tế bào não liên kết kém hơn.

PBDEs (ete diphenyl polybrominated)

Đây là một chất cực kỳ độc hại với mẹ và bé. PBDE ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng điều hành não của trẻ nếu mẹ bầu tiếp xúc với PBDES trong thời gian mang thai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm giảm trí thông minh của trẻ.

Từ tháng 7 năm 2006, những sản phẩm chứa một trong sáu chất độc hại trên không được phép nhập khẩu và bán tại những quốc gia Châu Âu (EU).

Khi doanh nghiệp muốn đưa sản phẩm vào thị trường Châu Âu thì sản phẩm phải đạt chứng nhận SGS cùng ký hiệu logo “RoHS – Compliant”.  Có nghĩa là sản phẩm của họ đã được kiểm định là không chứa các chất độc hại trên.

Tại sao nên chọn sản phẩm đạt chứng nhận SGS?

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều nguồn cung cấp sản phẩm. Do đó, cơ quan kiểm định thị trường không thể kiểm soát hết được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm. Và điều đó làm cho người tiêu dùng hoang mang, không biết đặt niềm tin vào thương hiệu nào. Vì thế, SGS sẽ trở thành một tiêu chí để các bạn yên tâm lựa chọn sản phẩm. 

Các sản phẩm đạt chứng nhận SGS đã trải qua các khâu như là kiểm định, xác minh về chất lượng, an toàn từ chính đội ngũ chuyên gia. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng chúng.

Kết luận 

Hi vọng rằng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ tiêu chuẩn SGS là gì? Cũng như biết thêm về những lợi ích mà nó mang lại. Để trở thành một nhà tiêu dùng thông thái, bạn nên tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn SGS và các loại chứng nhận khác về chất lượng sản phẩm. Điều đó sẽ giúp bạn lựa chọn được những sản phẩm chất lượng, đảm bảo an toàn cho gia đình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *